Lược Sử Thị Trường Tiền Điện Tử

Quan Nguyen

Crypto

Dù Bitcoin được dùng như một danh từ thay thế cho thị trường tiền điện tử, nhưng tính đến thời điểm bài viết này xuất bản, có đến 2,5 triệu đồng coin đang được lưu hành.

Bài viết này sẽ giúp bạn nạp nhanh 15 năm lịch sử tiền điện tử để bắt sóng với bất kì câu chuyện nào về crypto ngoài kia một cách am tường nhất.

2008

Ngày 31 tháng 10: Satoshi Nakamoto công bố sách trắng (whitepaper) có tựa đề “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System” (Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng), tuyên bố sự ra đời của Bitcoin.

Để dễ hình dung hơn, hãy xem ảnh này:

Bitcointalk 2011

Đây là giao diện diễn đàn bitcointalk.org – nơi Satoshi Nakamoto đăng bài, cập nhật tiến độ và trao đổi cùng những người quan tâm đến Bitcoin lúc đó.

Khi mà mạng xã hội chưa phát triển, bạn đăng một bài viết lên internet không ảnh, không nhạc, không hở hang… mà lại nói về ý tưởng tạo ra loại tiền tệ mới cho nhân loại, có người quan tâm đã khó chứ đừng nói ủng hộ.

Vậy điều gì làm cho toàn những khối óc đồ sộ kết nối với nhau được như vậy khi mà Bitcoin còn chưa có giá trị?

Cách nhanh và thư giãn nhất để tìm được câu trả lời đó là hãy xem 4 phim sau, lần lượt theo thứ tự:

  1. The Big Short
  2. Margin Call
  3. Too Big Too Fail
  4. Inside Job

Giờ hãy tiếp tục.

2009

Khối đầu tiên (genesis block) của Bitcoin được khai thác, đánh dấu sự ra đời chính thức của mạng lưới Bitcoin.

2010

Tháng 5 năm 2010, Laszlo Hanyecz mua hai chiếc pizza với 10.000 Bitcoin, đây được coi là giao dịch thực tế đầu tiên của loại tiền điện tử này.

Tưởng như một trang sử hồng cho Bitcoin mở ra nhưng không, nó tối còn hơn cuộc đời chị Dậu:

  • Chợ đen Silk Road (Con đường tơ lụa) đi vào hoạt động: nơi giao dịch chất cấm, nội dung đồi trụy, vũ khí, … lớn nhất internet từng tồn tại – nguồn cơn của rất nhiều sự vụ sau này, vượt xa khỏi crypto và tài chính.
  • Julian Assange – người sáng lập Wikileak (trang web chuyên tiết lộ thông tin về hoạt động ngầm của chính phủ) bị phong sát. Đại khái là bị hạn chế ảnh hưởng đến xã hội và không thể nhận hoặc gửi tiền bằng ngân hàng. Và thế là những người phản đối chính phủ, ủng hộ ông bằng cách: gửi cho ông này… Bitcoin.

Nếu bạn chưa biết về tầm ảnh hưởng của 2 cái tên này đến thế giới internet:

  • Silk Road: nơi bạn có thể mua bất-cứ-thứ-gì, miễn là có… Bitcoin.
  • Wikileak còn kinh khủng hơn: hãy tìm thêm tin tức hoặc xem phim The Fifth Estate, không có từ nào để diễn tả.

Một số sự kiện quan trọng khác cũng trong năm 2010 như:

  • Mt Gox – sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên ra đời, có trụ sở đặt tại Nhật Bản.
  • Khai thác Bitcoin chuyển từ CPU (chip máy tính) sang GPU (card đồ họa).

Vậy là đến 2010, Bitcoin đã có

  • Tính ứng dụng (dù đa số là phi pháp)
  • Nơi giao dịch (sàn Mt Gox)
  • Tạo ra nhu cầu cho ngành khác: sản xuất máy đào Bitcoin.

2011

  • Bitcoin đạt mốc 1 USD/BTC.
  • Mt. Gox trở thành sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới, nhưng cũng bắt đầu gặp phải các vấn đề bảo mật.
  • Satoshi Nakamoto giao lại dự án cho các nhà phát triển khác, dần ít đăng bài và biến mất hoàn toàn từ đó đến nay.

2012

Sự kiện halving đầu tiên xảy ra, phần thưởng cho mỗi khối khai thác giảm một nửa từ 50 BTC xuống 25 BTC.

2013

  • Bitcoin vượt qua mốc 1,000 USD lần đầu tiên.
  • Silk Road bị đóng cửa, FBI tịch thu 174,000 Bitcoin, trị giá 17.4 tỉ đô thời điểm hiện tại.

Wikileak và nhiều trang tin tặc khác đưa tin:

  • FBI dẹp Silk Road vì nó phạm pháp là phụ, mà vì thu Bitcoin là chính.
  • Trung Quốc phía sau lặng lẽ chặt rừng xây thủy điện, không hòa lưới bán mà dành riêng để đào Bitcoin, phía trước lại công bố cấm đào và giao dịch.
  • Triều Tiên: những nhóm hacker chuyên đi lừa đảo và ăn cắp Bitcoin dù bị phanh phui danh tính nhưng chính phủ nước này ngó lơ.

Lúc này, những lập trình viên xây dựng Bitcoin ( Bitcoin Developer, sau này viết tắt là Dev) bắt đầu nhận ra Bitcoin chỉ có một tính năng chuyển nhận tiền hơi chán mà lại toàn dính vào pháp luật nên tìm cách đưa thêm tính năng vào Bitcoin.

Sau đó giao thức mới ra đời: Colored Coin (đồng tiền màu) ra đời.

{
    "txid": "0619fecf6b2668fab1308fbd7b291ac210932602a6ac6b8cc11c7ae22c43701e",
    "vout": 1,
    "address": "mwJL7cRiW2bUnY81r1thSu3D4jtMmwyU6d",
    "label": "",
    "scriptPubKey": "76a914ad1ed1c5971b2308f89c1362d4705d020a40e8e788ac",
    "amount": 0.00899999,
    "confirmations": 1,
    "spendable": true,
    "solvable": true,
    "desc": "pkh([d6043800/0'/0'/4']03eae28c93035f95a620dd96e1822f2a96e0357263fa1f87606a5254d5b9e6698f)#wwnfx2sp",
    "safe": true
  }

Mã nguồn Bitcoin được thiết kế đơn giản nhất có thể để tránh bị lợi dụng sau này nên không có nhiều “chỗ” để vẽ thêm trò vào đây.

Một lý do khác là cộng đồng Bitcoin lúc đó rất hay chửi nhau (giờ vẫn thế), mỗi lần bàn chuyện nâng cấp, cải tiến là cãi nhau bung bét hết cả.

Cuối cùng, Colored Coin không còn được sử dụng, dev bỏ đi làm dự án khác. Trong đó có Vitalik Buterin – người đã tách ra và thành lập đế chế Ethereum – ETH sau này.

2014

  • Sàn Mt Gox – lúc đó chiếm 90% giao dịch toàn cầu bị hack mất 850,000 BTC, trị giá 85 tỉ đô, gấp 20 lần tổng tài sản của ông Phạm Nhật Vượng thời điểm hiện tại.
  • Ethereum ra đời, chào bán với giá 0.13$ và huy động được 18.3 triệu đô.

2015

  • Blockchain Ethereum bắt đầu hoạt động nhưng hiệu suất còn rất kém.

Lúc này tốc độ giao dịch của mạng lưới khoảng 5 – 6 TPS, quá chậm so với con số tối thiểu vài ngàn TPS nếu muốn xây dựng mạng lưới tiền tệ phi tập trung.

Cộng đồng bắt đầu nghiêng về 2 phe:

  1. Xây dựng dự án khác thay thế Ethereum.
  2. Tìm cách mở rộng thông Ethereum ra mạng lưới Layer 2, Plasma, Sharding, …

Cãi nhau chưa xong thì tai họa lại đến.

2016

Ethereum bị hack, thiệt hại 60 triệu đô.

Vitalik quyết định tua ngược mạng lưới về thời điểm trước khi bị hack, và triển khai phương án thứ 2 đã bàn ở trên, là mở rộng Ethereum.

Vẫn như mọi khi, cộng đồng lại chửi nhau, cuối cùng bất đồng và quyết định Hardfork, tách Ethereum thành:

  1. ETC – Ethereum Classic: những người ủng hộ cách làm cũ, tiếp tục sử dụng chain bị hack.
  2. ETH – Ethereum được sử dụng đến ngày nay.
ETCvsETH

2017

  • Bitcoin lập kỉ lục 20,000$.

Dù đã chạy ổn định nhiều năm nhưng Bitcoin vẫn có nhiều lỗi, mạng thì chậm do đã có nhiều người dùng.

Cũng dễ hiểu bởi lẽ cứ hễ bàn chuyện nâng cấp là lại chửi nhau mà, nên đâu có ai sửa.

Lúc này một lập trình viên huyền thoại có tên Pieter Wuille đã phát hiện lỗi nghiêm trọng “Transaction Malleability” – lỗi sửa giao dịch.

Pieter đề xuất nâng cấp SegWit, vừa vá lỗi, vừa cải thiện tốc độ mạng lưới.

Đây là lý do chúng ta có đến 4 địa chỉ (Taproot, Legacy, Nested SegWit, SegWit) cho cùng 1 ví Bitcoin.

Mình có giải thích chi tiết trong bài viết Bitcoin inscription – thứ nghệ thuật kì quặc của blockchain.

Một công đôi việc là vậy nhưng cộng đồng lúc đó phản đối, nhất là phe thợ đào, cầm đầu là Charlie Lee (người sáng lập Litecoin – LTC) và Wu – người sở hữu công ty sản xuất máy đào Bitman.

Cãi nhau chán đến 01/08/2017, cộng đồng quyết định Hardfork, tách Bitcoin thành:

  • Bitcoin Cash – BCH: tăng blocksize từ 1 MB lên 8MB, còn lại y xì Bitcoin gốc.
  • Bitcoin – BTC: mạng lưới Bitcoin gốc.
BTCvsBCH

Như vậy, tính đến 2017, hai cây đa cây đề của làng tiền điện tử là Ethereum và Bitcoin đều có anh em sinh đôi.

Từ 2017 trở đi là sự ra đời của Defi – thời đại thịnh vượng và điên rồ nhất của tiền điện tử.

…. <Còn tiếp, cập nhật 08/12/2024>

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Crypto logo

Trong thời đại số, tài sản của bạn cần được bảo chứng bởi Toán học & Mã hóa chứ không phải ngân hàng hay chính phủ.

Contact

Company Name

Address